Khi tìm mua ổ cứng cho xây dựng cấu hình máy tính có lẽ bạn đã từng gặp cả 2 loại ổ cứng là SSD và HDD. Vậy 2 loại ổ cứng này là gì và có gì khác nhau? Loại ổ cứng nào là phù hợp với bạn? Cùng Sky Computer tìm hiểu qua bài viết này nhé!
Ổ cứng SSD và HDD là gì?
Ổ cứng SSD là gì?
Ổ cứng SSD (Solid State Drive)là một loại thiết bị lưu trữ dữ liệu không có bất kỳ bộ phận cơ học nào. Thay vì sử dụng đĩa quay và đầu đọc như ổ cứng HDD (Hard Disk Drive) truyền thống, ổ cứng SSD sử dụng các chip bộ nhớ flash NAND để lưu trữ dữ liệu. Điều này giúp ổ cứng SSD hoạt động nhanh hơn, tiêu thụ ít năng lượng hơn, không tạo ra tiếng ồn, và thường có tuổi thọ lâu hơn so với HDD.
Các ổ cứng SSD có thể được sử dụng trong máy tính để cá nhân, máy tính xách tay, máy chủ, thiết bị lưu trữ di động, và nhiều thiết bị điện tử khác. Ổ cứng SSD là một phần quan trọng trong việc tăng tốc độ và hiệu suất của máy tính, làm cho việc khởi động hệ điều hành, mở ứng dụng, và truy xuất dữ liệu nhanh chóng hơn.
Ổ cứng HDD là gì?
Ổ cứng HDD (Hard Disk Drive)là một loại thiết bị lưu trữ dữ liệu sử dụng công nghệ cơ học. Ổ cứng HDD hoạt động bằng cách sử dụng đĩa quay được làm từ kim loại để lưu trữ dữ liệu và một đầu đọc cơ học để truy xuất dữ liệu từ đĩa quay.
Khi bạn lưu trữ dữ liệu hoặc thực hiện thao tác trên máy tính, đầu đọc của ổ cứng HDD di chuyển và quét qua bề mặt của đĩa quay để đọc hoặc ghi dữ liệu. Điều này tạo ra các tín hiệu điện được mã hóa thành dữ liệu.
Cấu trúc dữ liệu ổ cứng HDD được chia thành các phần: Track, Sector và Cluster. Trong đó:
- Sector: Mỗi track được chia thành nhiều đường hướng tâm tạo nên các sector.
- Cluster: Đây là đơn vị lưu trữ bao gồm một hoặc nhiều sector. Khi thao tác lưu dữ liệu vào bên trong ổ cứng, các dữ liệu sẽ được ghi vào hàng chục đến hàng trăm của cluster liền kề/ không liền kề nhau.
- Track: Đây là các vòng tròn đồng tâm trên cùng một mặt đĩa để xác định ra các vùng lưu trữ các loại dữ liệu riêng biệt. Mặc định rằng track sẽ không hề cố định khi được sản xuất. Nếu như đĩa cứng bị hỏng, track có thể tiến hành tái cấu trúc lại để nhằm mục tiêu khắc phục lỗi.
So sánh SSD và HDD
SSD | HDD | |
Giá thành | Đắt hơn so với HDD cùng dung lượng | Rẻ hơn so với SSD cùng dung lượng |
Mức độ phổ biến | Không phổ biến bằng HDD | Khá phổ biến |
Độ bền | Rất cao | Rất thấp, dễ bị hỏng do tác động ngoại lực |
Tiếng ồn | Không gây tiếng ồn | Gây tiếng ồn do có các thành phần chuyển động |
Tốc độ đọc/ghi | Có thể lên đến 3500MB/s | Có thể lên đến 100MB/s |
Điện năng tiêu thụ | Thấp | Cao |
Độ phân mảnh | Không gây ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng | Gây ảnh hưởng đến hiệu năng của ổ cứng |
Nên chọn SSD hay HDD?
Khi nào nên chọn HDD:
- Người download nhiều và thích lưu trữ dữ liệu giải trí như phim ảnh. Chi phí để mua những ổ SSD có dung lượng cao thực sự rất đắt, mà lợi ích mang lại thì không cần thiết lắm.
- Người làm trong lĩnh vực đồ hoạ. Lĩnh vực thường phải lưu trữ lại một lượng dữ liệu khổng lồ. Chính vì vậy chi phí để mua ổ cứng SSD là quá lớn.
- Người dùng phổ thông. Nếu bạn không phải dùng máy khi di chuyển, không cần tốc độ đọc/ghi cao thì HDD là sự lựa chọn tối ưu.
Khi nào nên chọn SSD:
- Người hay phải di chuyển trong khi làm việc. Rõ ràng việc đảm bảo cho sự an toàn dữ liệu trong tình trạng rung lắc là một việc quan trọng.
- Người cần tốc độ xử lý dữ liệu công việc cao, làm trong lĩnh vực đồ hoạ hoặc kỹ sư. Để tối ưu nhất, bạn có thể sử dụng ổ cứng SSD để xử lý và HDD để lưu trữ. Như vậy vừa có không gian lưu trữ vừa đảm bảo được tốc độ tiến trình làm việc.
- Người yêu âm thanh. Những ai thích thưởng thức âm nhạc thì nên sử dụng SSD, đơn giản vì nó không phát ra tạp âm nào trong quá trình hoạt động.
Hi vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về ưu, nhược điểm của SSD và HDD và các trường hợp để biết nên sử dụng loại ổ cứng nào phù hợp. Nếu có bất kỳ câu hỏi nào hoặc cần tư vấn sản phẩm ổ cứng phù hợp với máy tính, đừng ngần ngại liên hệ với chúng tôi để được tư vấn.
Xem thêm