Hướng dẫn thay đổi độ phân giải màn hình máy tính

Độ phân giải màn hình máy tính là một trong những yếu tố quyết định trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng. Tuy nhiên không phải lúc nào máy tính của bạn cũng được cài mặc định chế độ phân giải như ý muốn. Vì thế đòi hỏi bạn phải có cách điều chỉnh cho phù hợp. Theo dõi bài viết sau của Sky Computer, chúng tôi sẽ hướng dẫn thay đổi độ phân giải màn hình máy tính đơn giản và hiệu quả nhất.

Độ phân giải màn hình máy tính là gì?

Độ phân giải màn hình máy tính hay Display Resolution được biết đến là chỉ số các điểm ảnh được hiển thị trên màn hình. Chỉ số này được tính bằng phép nhân giữa số điểm ảnh giữa hàng và cột tương ứng. Lấy một ví dụ cụ thể như ở màn hình full HD thường có thông số độ phân giải là 1920×1080 pixels tương ứng với 2.073.600 điểm ảnh. Đơn vị đo thường được ký hiệu là px (pixel).

Do-phan-giai-man-hinh-may-tinh-la-gi-skycomputer

Ở một số máy tính hiện nay thường có các độ phân giải phổ biến như:

  • HD (High Definition): 1280 × 720 pixel.
  • Full HD: 1920 × 1080 pixel.
  • 2K: 2560 × 1440 pixel.
  • 4K: 3840 x 2160 pixel hoặc 4096 x 2160 pixel

Vì sao nên thay đổi độ phân giải cho màn hình máy tính?

Độ phân giải màn hình máy tính là một thông số quan trọng được nhiều người chú trọng khi mua máy tính bàn, laptop. Đặc biệt là ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm của người dùng khi quan sát hình ảnh, thước phim. Những màn hình có độ phân giải càng cao thì hình ảnh hiển thị càng sắc nét. Trong khi đó, nếu màn hình có độ phân giải thấp thì hình ảnh sẽ dễ bị vỡ, mờ. Lúc này việc thay đổi độ phân giải cho màn hình máy tính thực sự cần thiết.

Vi-sao-nen-thay-doi-do-phan-giai-cho-man-hinh-may-tinh-skycomputer

Vậy trong những trường hợp nào cần thay đổi độ phân giải này? Khi người dùng sử dụng máy tính, sẽ có đôi lúc bạn gặp phải sự cố mờ hình do mới cài lại Win. Hoặc đôi khi người dùng chơi game thiết lập độ phân giải tiêu chuẩn cho phù hợp với chế độ chơi của mình. Thế là sau khi thoát khỏi game lại quên điều chỉnh lại như ban đầu. Khi đó, bạn cũng nên kiểm tra và thay đổi cho phù hợp. Không những thế, việc thay đổi độ phân giải cho máy tính cũng giúp tiết kiệm pin cho máy khi cần.

Hướng dẫn thay đổi độ phân giải màn hình máy tính

Cách thay đổi độ phân giải màn hình máy tính trên Win 10

Để thay đổi độ phân giải trên màn hình máy tính Win 10, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Trên màn hình Desktop, bạn nhấp chuột phải vào một vị trí trống bất kỳ. Sau đó chọn Display settings.
  • Bước 2: Tại cửa sổ Settings mới xuất hiện, bạn chọn mục Display. Điều chỉnh lại độ phân giải muốn thiết lập trong phần Display resolution. Lưu ý tại mục này, nếu thấy tùy chọn có chữ Recommended bên cạnh thì đó chính là độ phân giải khuyên dùng được Windows đề xuất.
  • Bước 3: Cuối cùng chọn Keep Change để áp dụng thay đổi.

Huong-dan-thay-doi-do-phan-giai-man-hinh-skycomputer

Hướng dẫn điều chỉnh độ phân giải màn hình máy tính trên Win 7 và 8/8.1

Đối với dòng máy tính Win 7, 8, bạn cũng có thể thay đổi độ phân giải của màn hình theo 2 cách.

Cách thứ nhất

Bạn cũng nhấn chuột phải vào bất kỳ vị trí trên màn hình Desktop, chọn Screen Resolution. Tiếp theo tùy chỉnh độ phân giải muốn đặt và nhấn Apply để áp dụng. Sau cùng bạn chọn Keep Change để áp dụng thay đổi. Hoặc chọn Revert để trở lại màn hình với độ phân giải cũ.

Huong-dan-dieu-chinh-do-phan-giai-tren-win-7-va-8-8-1-skycomputer

Cách thứ hai

Đầu tiên, bạn mở hộp thoại Run bằng cách nhấn tổ hợp phím Windows + R. Nhập từ khóa “control” và chọn OK/Enter để mở cửa sổ Control Panel. Tại phần View by, chọn chế độ xem Large icons. Tìm chọn phần Display để tiến hành thay đổi độ phân giải màn hình.

Những hướng dẫn thay đổi độ phân giải màn hình máy tính vừa được Sky Computer chia sẻ ở trên. Chúc các bạn có thể áp dụng và điều chỉnh thành công để giúp hình ảnh trên máy tính được hiển thị sắc nét nhất. Đừng bỏ lỡ những bài viết mới nhất từ chúng tôi để hiểu thêm về máy tính của mình nhé.

Xem thêm
Độ phân giải màn hình là gì? Có ảnh hưởng gì đến chất lượng hiển thị?
Chỉnh tốc độ chuột trên Windows 10 như thế nào hiệu quả?

5/5 - (1 bình chọn)

Bài viết liên quan