Nguồn điện cho máy tính để bàn: Cần bao nhiêu watt?

Nguồn PSU (Power Supply Unit) cũng là một thành phần quan trọng bạn cần quan tâm nếu muốn build PC chất lượng. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết nguồn công suất thực là gì và cách chọn nguồn phù hợp cho máy tính. Hãy cùng Sky Computer  tìm hiểu ngay về chủ đề này trong bài viết dưới đây nhé.

Nguồn công suất thực là gì?

Nguon-dien-cho-may-tinh-de-ban-can-bao-nhieu-watt-1

Trước khi quyết định chọn mua nguồn (PSU) cho hệ thống máy tính, người tiêu dùng nên chú ý đến thông số quan trọng đầu tiên là công suất danh định, còn được gọi là công suất thực hay công suất định mức. Đây là giá trị lớn nhất mà nguồn có thể hoạt động được khi cấp điện cho các linh kiện trong máy tính. Nếu vận hành vượt quá mức giá trị công suất này, nguồn có thể bị ngừng hoạt động hoặc nghiêm trọng hơn là bị cháy nổ, hư hỏng hoàn toàn.

Vì vậy, bạn có thể hiểu đơn giản nguồn công suất thực đề cập đến mức công suất đầu ra tối đa mà nguồn có thể cung cấp cho các linh kiện của hệ thống. Ví dụ, nguồn máy tính Cooler Master 850W MWE Gold V2 sẽ có công suất thực là 850W, nguồn máy tính MSI MAG A550BN sẽ có công suất thực là 550W…

Cách chọn nguồn công suất thực phù hợp cho máy tính

Việc chọn mua bộ nguồn máy tính phù hợp không chỉ đơn thuần dựa vào công suất thực của nguồn, mà còn cần tính toán dựa trên nhu cầu sử dụng thực tế của các linh kiện trong hệ thống của bạn. Đây là bước quan trọng để đảm bảo rằng bạn sẽ có nguồn cung cấp đủ năng lượng để hỗ trợ tất cả các linh kiện và hoạt động ổn định.

Về cơ bản, bạn cần tính toán tổng năng lượng tiêu thụ dự kiến của các linh kiện trong máy tính, bao gồm bộ vi xử lý, card đồ họa, ổ cứng, bộ nhớ và các thiết bị ngoại vi khác. Sau đó, bạn so sánh kết quả tính toán này với công suất danh định có trên nguồn mà bạn đang muốn mua. Điều này giúp bạn đảm bảo rằng nguồn có công suất thực đủ lớn để cung cấp năng lượng cho hệ thống mà không gặp vấn đề về quá tải.

Trong hầu hết các trường hợp, bạn nên ưu tiên các bộ nguồn công suất thực lớn hơn nhu cầu sử dụng thực tế của máy tính từ 20% trở lên để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định, dễ dàng nâng cấp trong tương lai. Với những người có nhu cầu nâng cấp linh kiện máy tính thường xuyên, việc ép xung cũng yêu cầu các bộ nguồn có công suất định danh cao để đáp ứng đủ điện năng cho các linh kiện mới phát huy hết tiềm năng của chúng.

Một số lưu ý khi chọn mua nguồn công suất thực

Không lựa chọn bộ nguồn thương hiệu không rõ ràng

Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi chọn mua nguồn là lựa chọn từ các thương hiệu đã được thị trường công nhận và tin dùng. Tránh chọn bộ nguồn từ những thương hiệu không rõ ràng hoặc chất lượng kém. Các tên tuổi như Xigmatek, Corsair, MSI, Acbel hiện đang được đánh giá cao về chất lượng và hiệu suất.

Xác định công suất thực phù hợp

Nguon-dien-cho-may-tinh-de-ban-can-bao-nhieu-watt-2

Trước khi mua, hãy tính toán công suất thực cần thiết cho dàn máy tính của bạn. Công thức tính đơn giản bằng cách cộng tổng công suất tiêu thụ của các linh kiện như bộ vi xử lý, card đồ họa, ổ cứng, bộ nhớ. Sau đó, thêm vào ít nhất 100W để dự phòng. Nếu bạn có kế hoạch nâng cấp hoặc sử dụng các linh kiện mạnh hơn trong tương lai, lựa chọn một bộ nguồn có công suất thực cao hơn sẽ là lựa chọn sáng suốt.

Ngoài ra, bạn cũng có thể truy cập một số công cụ như fsplifestyle để tính toán công suất tiêu thụ điện của toàn bộ hệ thống. Những công cụ như vậy sẽ giúp bạn dễ dàng biết được bạn cần bộ nguồn có công suất thực là bao nhiêu để đảm bảo hệ thống hoạt động ổn định và không gặp rủi ro.

Chọn nguồn công suất thực theo nhu cầu sử dụng

Nếu bạn chọn nguồn công suất quá lớn nhưng không sử dụng hết, điều này sẽ gây ra sự lãng phí. Vì thế, Sky Computer đã đưa ra một vài gợi ý về cách chọn nguồn công suất thực phù hợp theo nhu cầu, cụ thể như sau:

  • Nguồn công suất thực dưới 400W: Dành cho các hệ thống không dùng card đồ hoạ cần nguồn phụ.
  • Nguồn công suất thực từ 400W đến 460W: Dành cho các hệ thống dùng card đồ hoạ có 1 nguồn phụ.
  • Nguồn công suất thực từ 500W đến 650W: Dành cho các hệ thống dùng card đồ hoạ có 2 nguồn phụ.
  • Nguồn công suất thực trên 700W: Dành cho các hệ thống dùng card đồ hoạ mạnh hoặc nhiều card đồ hoạ.

Qua bài viết này, chúng ta đã cùng tìm hiểu về khái niệm nguồn công suất thực là gì và các khía cạnh quan trọng cần xem xét khi chọn mua nguồn máy tính. Hy vọng rằng thông qua đó, bạn đã có cái nhìn rõ ràng hơn về định nghĩa của nguồn công suất thực và cách tiếp cận thông minh trong việc chọn lựa bộ nguồn phù hợp cho hệ thống của mình.

Xem thêm

Cách sửa lỗi Automatic Repair trên Windows đơn giản, hiệu quả

Cách tắt tính năng tự điều chỉnh độ sáng màn hình trên Windows

Rate this post

Bài viết liên quan