Update Windows là công cụ giúp người dùng máy tính tự động cập nhật phiên bản mới nhất của Windows. Tuy nhiên công cụ này đôi khi lại gây ảnh hưởng đến máy và quá trình sử dụng của bạn. Nếu bạn đang muốn tắt nó đi mà không biết làm cách nào. Vậy thì hãy cùng Sky Computer theo dõi cách tắt update trên Windows 10 đơn giản, thực hiện nhanh chóng qua bài viết sau đây nhé!
Tắt Update Windows 10 bằng Group Policy Editor
Để tắt Update Windows 10 bằng Group Policy Editor bạn hãy thực hiện theo cách sau đây:
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để khởi động Run, nhập lệnh “gpedit.msc” => OK
- Bước 2: Cửa sổ mới hiện ra, chọn Computer Configuration => Tìm kiếm và nhấn chuột trái vào Administrative Templates => Nhấn chuột trái để chọn Windows Component => chọn Windows Update.
- Bước 3: Tìm kiếm và nhấn đúp chuột vào Configure Automatic Updates và chọn Disable. Cuối cùng, chọn Apply và nhấn OK.
Vô hiệu hóa update bằng Services.msc
Nếu bạn không thích phải chờ đợi cập nhật trước khi tắt máy tính thì vô hiệu hóa service.msc là một trong những cách tắt tự động cập nhật Windows 10 đơn giản nhất. Hãy thực hiện theo các bước sau đây:
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R để mở hộp thoại Run => Nhập services.msc => OK.
- Bước 2: Tìm kiếm Windows Update => Nhấn chuột phải vào và chọn Properties.
- Bước 3: Bảng chọn Windows Updates Properties hiện ra => Quan sát ở mục Startup type chọn Disable => Nhấn chuột trái vào OK và chọn Apply để kết thúc.
Tắt tự động cập nhật Windows 10 bằng Microsoft
Sau khi nhận được nhiều phản hồi từ người dùng, Microsoft cũng đã chỉ ra một cách tắt update Win 10 vĩnh viễn đơn giản như sau:
- Bước 1: Nhấn tổ hợp phím Windows + R và nhập từ khóa Regedit vào ô Open => Nhấn OK
- Bước 2: Nhập đường dẫn sau vào ô tìm kiếm
HKEY_LOCAL_MACHINE > Software > Policies > Microsoft > Windows > WindowsUpdate > AU - Bước 3: Sau khi thư mục AU xuất hiện, nhấn đúp chuột vào NoAutoUpdate => Bấm vào ô Value date => OK.
Tắt cập nhật Win 10 bằng cách thiết lập kết nối WiFi
Tắt Update Win 10 thông qua cài đặt lại chế độ WiFi cũng là cách trì hoãn quá trình cập nhật của hệ thống. Tuy nhiên cách này chỉ có thể thực hiện với những máy kết nối WiFi. Đốii với những máy kết nối dây thì cách không hỗ trợ được.
- Bước 1: Vào Menu Start => Chọn Settings
- Bước 2: Chọn Network & Internet ở cửa sổ Settings
- Bước 3: Bên trái màn hình, chọn WiFi => Nhấn chuột trái vào Manage known networks và chọn tên WiFi mà bạn đang sử dụng => Nhấn đúp chuột vào tên WiFi và chọn Properties.
- Bước 4: Tìm kiếm Set as metered connection và nhấn On để bật.
Sử dụng phần mềm Show Or Hide Updates
Bên cạnh những cách sửa lỗi thông thường bằng cách thay đổi cài đặt trên máy tính, bạn cũng có thể sử dụng các phần mềm chuyên dụng. Trong đó phần mềm Show Or Hide Updates là phần mềm được sử dụng phổ biến nhất.
- Bước 1: Bấm vào đây để tải tiện ích hiển thị hoặc ẩn các bản cập nhật.
- Bước 2: Nhấp vào Next để công cụ tìm kiếm các bản cập nhật Windows có sẵn.
- Bước 3: Nhấn vào Hide Update để ẩn cập nhật để xem tất cả các bản cập nhật trình điều khiển và Windows hiện có.
- Bước 4: Bạn có thể xem danh sách các bản cập nhật có thể bị chặn. Nhấn vào chọn bản cập nhật nào mà bạn muốn ẩn.
- Bước 5: Công cụ “Hiển thị hoặc ẩn các bản cập nhật” cần thời gian để đánh dấu các bản cập nhật đã chọn là ẩn.
Thiết lập cài đặt hệ thống
- Bước 1: Ở phần tìm kiếm trên thanh taskbar hãy tìm kiếm Update, hệ thống sẽ hiện ra các gợi ý, tìm đến mục Check for updates.
- Bước 2: Tại mục Windows Updates => Tìm và chọn Advanced Options
- Bước 3: Ở cửa sổ mới bạn hãy chú ý đến 3 dòng đầu tiên với 3 nút gạt cho phép bạn tùy chỉnh để có thể tự tinh chỉnh được quá trình cập nhật của hệ thống. Hãy tắt hết 3 dòng này là hoàn tất.
Trên đây là các cách tắt Update trên Windows 10 đơn giản mà Sky Computer đã tổng hợp. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích với bạn trong quá trình dùng máy tính. Đừng quên theo dõi chúng tôi và cập nhật những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm
Cách kết nối tai nghe, headphone với máy tính Windows đơn giản
Hướng dẫn các cách cài driver cho máy tính nhanh chóng
7 mẹo và thủ thuật cực hay trên Windows 10 mà bạn cần biết