Đối với thiết bị công nghệ như màn hình máy tính, điện thoại hay laptop, ngoài cấu hình máy thì dải màu màn hình hiển thị cũng là yếu tố được người dùng quan tâm khi chọn mua laptop. Hãy cùng Sky Computer tìm hiểu về thông số sRGB trên laptop có ý nghĩa gì và có vai trò như thế nào đối với màn hình laptop nhé!
Độ phủ màu là gì?
Độ phủ màu hay dải màu là từ được dùng để chỉ khoảng giới hạn của màu sắc trên thực tế. Biểu thị khả năng tái tạo màu sắc trong các thiết bị kỹ thuật số , nhiếp ảnh, đồ họa như máy tính để bàn, laptop, máy ảnh kỹ thuật số,…
Những hệ quy chiếu cho dải màu tiêu chuẩn hiện nay bao gồm Adobe RGB, DCI-P3 hay sRGB. Có thể hiểu rằng thiết bị màn hình có độ phủ màu càng lớn thì màn hình có thể màu sắc đa dạng hơn trong không gian màu như laptop, máy tính.
Thông số sRBG là gì?
Tất cả màu sắc đều được tạo ra từ 3 màu cơ bản là đỏ, xanh lá, xanh dương. Các màu sắc có tên trong tiếng Anh là Red, Green, Blue, viết tắt là RGB. Đó cũng là nguồn gốc của tên gọi RGB. sRGB là chuẩn màu cơ bản và phổ biến nhất. Độ phổ biến của sRGB trong thông số ở nhiều màn hình cơ bản như máy tính, laptop, tivi,…
Phần lớn các sản phẩm thiết bị điện tử đều có màn hình hiển thị đạt từ 90 – 100% sRGB. sRGB xuất hiện trên thế giới vào năm 1996 bởi Microsoft và HP. Dải màu này ứng dụng phổ biến trong công nghệ màn hình, công nghệ in ấn và internet.
Đặc điểm của chuẩn màu sRGB
Khi so với các chuẩn màu khác, chuẩn màu sRGB có độ phủ màu nhỏ, khả năng tái tạo ở mức cơ bản trong không gian màu. Tuy nhiên sRGB vẫn đáp ứng đủ nhu cầu hiển thị chơi game, giải trí, xem phim cơ bản. Đặc biệt trong lĩnh vực thiết kế, đồ họa hoặc nhiếp ảnh thì laptop màn hình sRGB sẽ mang đến độ chính xác cao trong quá trình xử lý màu của sản phẩm.
Khi gửi sản phẩm và hình ảnh đến cho khách hàng, đối tác xem trước để khi duyệt cũng hiệu quả, an tâm hơn. Chuẩn màu sRGB không chỉ xuất hiện ở một số máy tính đồ họa mà cũng được trang bị trên nhiều công nghệ màn hình khác.
So sánh sRGB và Adobe RGB
Trong nhiếp ảnh, chúng ta có các hệ màu khác nhau. Các hệ màu được sử dụng phổ biến nhất hiện nay là sRGB và Adobe RGB. Adobe RGB tuy xuất hiện muộn nhưng được xem là bước đột phá của sRGB. Sự khác biệt lớn nhất giữa sRGB và Adobe RGB chính là phạm vi màu sắc mà chúng có thể hiển thị. Adobe RGB nhỉnh hơn sRGB đến 33% số lượng màu sắc. Nhờ vậy mà hệ thống màu Adobe RGB sẽ mang đến chất lượng hình ảnh tốt hơn, màu sắc chân thực, rực rỡ.
sRGB là dải màu được ứng dụng cho nhu cầu phổ thông nói chung. Còn Adobe RGB là dải màu dùng cho nhiếp ảnh gia, người chuyên thiết kế đồ họa, biên tập, chỉnh sửa video vốn yêu cầu tỉ lệ chính xác của màu sắc phải ở mức cao. Cùng với việc phải sử dụng các loại màn hình cao cấp hỗ trợ dải màu này.
Một số lưu ý khi chọn laptop với độ phủ màu sRGB
Độ phủ màu là yếu tố quan trọng. Tuy nhiên chất lượng hiển thị còn phụ thuộc vào công nghệ màn hình (OLED, IPS,…) cùng với khả năng cân chỉnh màu sắc. Nếu bạn chỉ sử dụng nhu cầu laptop cơ bản, màn hình sRGB đã đủ đáp ứng. Nhưng nếu làm việc chuyên nghiệp, bạn có thể cân nhắc màu khác như Adobe RGB hoặc DCI-P3 để có dải màu rộng hơn.
Nếu bạn là người làm việc sáng tạo, nhiếp ảnh gia hay nhà thiết kế thì độ phủ màu cao sẽ là ưu tiên hàng đầu. Còn nếu bạn chỉ sử dụng laptop với nhu cầu làm việc văn phòng hoặc giải trí cơ bản thì màn hình sRGB đã đáp ứng tốt.
Vừa rồi là những chia sẻ của Sky Computer về thông số sRGB trên laptop có ý nghĩa gì. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn khi chọn mua laptop. Đừng quên theo dõi chúng tôi và đón xem những bài viết mới nhất nhé!
Xem thêm
Nên mua laptop CPU Intel thế hệ thứ mấy là tốt nhất?
Nên mua laptop nào tầm 18 triệu: Top 5 laptop 18 triệu đáng sở hữu