Máy trạm Workstation ngày càng được sử dụng phổ biến rộng rãi trong công việc và giải trí. Vậy máy trạm Workstation là gì và khác gì với máy tính thông thường. Nếu bạn vẫn còn thắc mắc và không hiểu rõ về máy trạm. Hãy để Sky Computer giải đáp những thắc mắc của bạn qua bài viết sau đây. Cùng theo dõi nhé!
Máy trạm Workstation là gì?
Máy trạm Workstation, máy tính Workstation là dòng máy tính được nâng cấp hiện đại từ linh kiện đến công nghệ. Với các tính năng vượt trội hơn máy tính bàn thông thường, máy trạm được trang bị cấu hình mạnh hơn. Được thiết kế chuyên biệt để chạy các ứng dụng khoa học và kỹ thuật.
Ngoài ra máy tính trạm còn được tối ưu nhằm xử lý các dữ liệu phức tạp. Máy trạm Workstation được dùng để phục vụ cho nhu cầu của các doanh nghiệp trong lĩnh vực đồ hòa, thiết kế, kỹ thuật, IT,… Vì máy tính thường không thể đáp ứng được nhu cầu công việc đó.
Đặc điểm của máy trạm Workstation
Máy trạm Workstation có thiết kế, cấu hình chuyên dành cho các ứng dụng kỹ thuật. Cùng với đó là độ mạnh cấu hình máy. Dung lượng của máy trạm RAM lớp và khả năng đồ họa cao cấp. Ngoài ra các máy tính trạm sẽ được liên kết với nhau thành mạng cục bộ LAN.
Để đáp ứng được yêu cầu làm việc thì máy trạm sử dụng chủ yếu hai hệ điều hành là Unix, Windows NT. Một số dòng máy trạm phổ biến đến từ các hãng như Dell, HP, IBM, Sun Microsystems.
Máy trạm Workstation có gì khác so với máy tính thông thường
Sau khi đã tìm hiểu máy trạm Workstation, cùng tìm hiểu và so sánh nó khác gì so với máy tính thông thường nhé!
Hiệu suất làm việc
Máy trạm sẽ có hiệu năng cao và cấu hình vượt trội hơn máy tính thông thường. Cung cấp hiệu suất làm việc tốti. Ngoài ra nó còn có thể kết nối mạng độc lập. Đặc biệt máy có độ bền cao hơn, hoạt động liên tục trong thời gian dài.
Màn hình máy tính
Màn hình máy tính trạm có công nghệ IPS chống lóa cao cấp. Màn hình cũng to lớn, lên đến 17.3 inch và độ phân giải Full HD hoặc 4K sắc nét. Ngoài ra màu sắc và độ tương phản cũng có độ chính xác cao. Màn hình máy tính có góc nhìn rộng, hình ảnh không bị biến dạng.
Ổ cứng máy
Ổ cứng của máy trạm được thiết kế với tốc độ vòng quay cao nhất là 7200 rpm. Còn tốc độ quay của máy tính thông thường sẽ rơi vào khoảng 5400 rpm. SSD PCie dùng công nghệ hiện đại đem đến tốc độ truy xuất nhanh chóng mà vẫn đảm bảo dung lượng lớn để lưu trữ dữ liệu.
Bộ nhớ RAM
Bộ nhớ RAM của máy trạm Workstation thường là 16GB. Có tốc độ cung cao cấp nhất, có thể nâng cấp lên 4 slot RAM và tăng tốc độ render hình ảnh trong vài giây. Đặc biệt bộ nhớ còn có chức năng tự kiểm tra ECC Memory mà các dòng máy tính thông thường không có.
Bộ vi xử lý
Khác với máy tính thông thường, máy trạm sử dụng CPU hiệu năng xử lý cực mạnh. Được trang bị bộ vi xử lý Intel Core i7 hoặc Intel Xeon thay vì CORE I CPU như máy tính thường. Máy tính trạm sẽ có khả năng xử lý đa luồng, bộ nhớ đệm cao và tốc độ CPU nhanh lên đến 4.0 Ghz.
Card đồ họa
Máy trạm được trang bị card đồ họa chuyên dụng. Nên máy tính trạm thường được sử dụng trong các lĩnh vực đồ họa, thiết kế. Máy tính thông thường sẽ bị hạn chế về đồ họa nên thường được sử dụng cho các ứng dụng văn phòng.
Thiết kế bên ngoài
Máy trạm sẽ có các thiết bị ngoại vi như bàn phím, chuột như máy tính thông thường nhưng sẽ được trang bị những sản phẩm chất lượng hơn. Thiết kế bền chắc, tinh tế và chuyên nghiệp với máy tính thường.
Ưu nhược điểm của máy trạm Workstation
Sau khi đã so sánh sự khác biệt giữa máy trạm và máy tính thông thường. Hãy tìm hiểu đến ưu nhược điểm của dòng máy này
Ưu điểm:
- Hệ thống hoạt động ổn định
- Hiệu năng làm việc tốt trong thời gian dài
- Giảm thiểu tối đa lỗi hệ thống
- Thích hợp với các kỹ thuật viên
Nhược điểm: Chi phí cao là nhược điểm đầu tiên mà người dùng chắc chắn sẽ nhắc đến. Vì nó sử dụng công nghệ tốt nên chi phí đắt đỏ là điều đương nhiên. Nhược điểm tiếp theo là bạn có thể sẽ mua trúng hàng ráp, do máy tính đắt đỏ và phổ biến nên sẽ gặp tình trạng ráp lậu, không chính hãng.
Có nên mua máy trạm Workstation không?
Đầu tiên bạn cần xác định được mục đích sử dụng của mình. Tránh mua nếu không sử dụng hết khả năng sẽ bị lãng phí. Tiếp đến bạn cần phải xem xét ngân sách. Đặc biệt ở mô hình doanh nghiệp, việc mua máy trạm với số lượng lớn đồng nghĩa với việc sẽ bỏ ra một số tiền lớn.
Và nếu sau khi đã xác định được mục đích và nhu cầu của mình bạn có thể xem xét các hãng sản xuất máy trạm Workstation nổi tiếng như HP, Dell, IBM. Đây là các hãng uy tín và có đa dạng nhiều dòng máy trạm cho bạn lựa chọn.
Bài viết trên Sky Computer đã tổng hợp các thông tin về máy trạm Workstation là gì? Khác gì với máy tính thông thường. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về máy trạm cũng như phân biệt được với máy tính thông thường. Đừng quên theo dõi những bài viết kiến thức máy tính mới nhất từ chúng tôi nhé!
Xem thêm
Cách xem thời gian sử dụng máy tính cực đơn giản
Hướng dẫn cách kết nối 2 màn hình máy tính đơn giản, tiện lợi
Các thành phần cơ bản của máy tính và chức năng của chúng